RAM và bộ nhớ ngoài: Sự khác biệt là gì? – FPT Shop

Bạn đang truy cập website Khiphach.net cùng chúng tôi xem bài viết sau Ram là bộ nhớ trong hay ngoài

Khi thảo luận về RAM và bộ nhớ ngoài của máy tính, bạn có thể có xu hướng gộp chúng lại với nhau dựa trên những điểm tương đồng của chúng. Mặc dù cả hai công nghệ đều được tạo thành từ các chip nhớ và có khả năng lưu trữ, nhưng cách chúng được tạo ra, thông số kỹ thuật, hiệu suất và chi phí lại khác biệt nhau hoàn toàn. Hơn nữa, vai trò của RAM và bộ nhớ ngoài cũng không giống nhau trong một hệ thống máy tính.

RAM và bộ nhớ ngoài nhìn trông giống nhau nhưng chúng lại có rất nhiều điểm khác nhau

Về cơ bản, bộ nhớ ngoài được sử dụng chủ yếu để lưu trữ trong khi RAM (bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên) thực hiện các phép tính trên dữ liệu được truy xuất từ bộ lưu trữ. Do đó, hai loại bộ nhớ này sẽ nhanh hơn các loại bộ nhớ lưu trữ khác như ổ đĩa cứng truyền thống hay băng từ.

Tuy nhiên, RAM sẽ nhanh hơn và đắt hơn so với bộ nhớ ngoài khi xem xét về tốc độ và giá thành trên dung lượng giữa hai loại bộ nhớ này. Hiện nay, có hai loại RAM thường sử dụng trong hệ thống máy tính là RAM động (DRAM) và RAM tĩnh (SRAM). Ngoài việc là bộ nhớ nhanh nhất hiện nay, SRAM còn đắt hơn nhiều so với DRAM nên nó chủ yếu được sử dụng làm bộ nhớ đệm bên trong mạch tích hợp của CPU trên máy tính. Mặt khác, DRAM chủ yếu được sử dụng làm bộ nhớ hoạt động chính, chạy hệ điều hành và các ứng dụng.

RAM sẽ có tốc độ nhanh hơn so với bộ nhớ ngoài, tuy nhiên nó lại đắt hơn và không thể lưu trữ dữ liệu bền bỉ

Không chỉ rẻ hơn RAM, bộ nhớ ngoài còn có khả năng lưu trữ dữ liệu ngay cả khi không có điện. Đó là điều mà bộ nhớ như RAM không thể làm được. Vì mức tiêu thụ điện năng thấp, tính chất bền bỉ và chi phí thấp hơn nên bộ nhớ ngoài được sử dụng để lưu trữ bên trong các hệ thống máy tính (hoặc các thiết bị điện tử khác) dưới dạng thẻ nhớ, USB và ổ cứng.

Trên đây là những sự khác nhau cơ bản khi so sánh RAM và bộ nhớ ngoài. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng xem hai loại bộ nhớ này hoạt động như thế nào nhé.

Cách thức hoạt động của RAM

Về bản chất, RAM cho phép người dùng đọc hoặc ghi vào bất kỳ phần tử nào của bộ nhớ theo bất kỳ thứ tự nào họ muốn. Với SRAM, nó được tích hợp sẵn trong CPU và người dùng không thể điều chỉnh được. Vì vậy, chúng ta thường chỉ nói về DRAM để đại diện cho bộ nhớ RAM nói chung. DRAM sử dụng các ô lưu trữ được tạo thành từ một tụ điện và một bóng bán dẫn. Bộ lưu trữ DRAM rất linh hoạt, do đó nó cần bổ sung năng lượng sau mỗi mili-giây để bù đắp cho sự rò rỉ điện tích từ tụ điện. Các ô lưu trữ của RAM sẽ được tích hợp trong một chip thể rắn trong khi nhiều chip đó được gom lại vào trên một mô-đun RAM hình chữ nhật. Mô-đun RAM sẽ kết nối với các thành phần khác của hệ thống thông qua các chân kết nối gắn vào bo mạch chủ.

Hệ điều hành máy tính sẽ giúp RAM gọi dữ liệu từ bộ nhớ khi cần và các bit tạo nên dữ liệu đó được giữ trong các ô lưu trữ cho đến khi hệ điều hành hoặc ứng dụng gọi chúng được ghi trở lại bộ nhớ lưu trữ.

Bộ nhớ ngoài hoạt động như thế nào

Ngày nay, hầu hết bộ nhớ ngoài đều được tạo thành bởi các chip thể rắn, trong đó các bóng bán dẫn được kết nối với nhau. Vì vậy, loại bộ nhớ lưu trữ này còn được gọi là NAND. NAND được phát triển để giúp giảm chi phí bộ nhớ trên mỗi bit và tăng dung lượng chip. Những phát triển này đã giúp bộ nhớ ngoài giảm đáng kể về kích thước và giá thành để trở nên phổ biến hơn các tuỳ chọn lưu trữ truyền thống như ổ đĩa cứng trên thị trường.

Dữ liệu phải được xóa khỏi bộ nhớ ngoài trong toàn bộ khối ngay cả khi bạn chỉ cần xóa một vài bit dữ liệu trong khối, điều này trái ngược hoàn toàn với trường hợp của RAM chỉ xoá dữ liệu khỏi các bit riêng lẻ. Ngoài việc làm cho bộ nhớ ngoài chậm hơn RAM về tốc độ, yêu cầu xoá toàn bộ khối của bộ nhớ ngoài cũng khiến loại bộ nhớ này hao mòn nhanh hơn RAM.

Ngày nay, các nhà phát triển thường thêm vào chức năng cân bằng độ mòn cho bộ nhớ ngoài. Đây là tính năng có thể kéo dài tuổi thọ của bộ nhớ ngoài bằng cách sắp xếp dữ liệu theo cách phân bổ đồng đều hơn các lần ghi lại và xoá. Điều này tránh cho các khối đơn lẻ có mật độ chu kỳ ghi cao, có thể gây ra lỗi sớm.

Như vậy, FPT Store đã chia sẻ đến bạn về những sự khác nhau cơ bản giữa RAM và bộ nhớ ngoài. Nếu như bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề này thì đừng ngần ngại để lại nhận xét ở ngay phần bình luận dưới bài viết nhé.

Xem thêm:

Hiện tượng RAM máy tính bị quá tải là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

High 5 phần mềm dọn dẹp RAM tốt nhất cho PC

Vài lưu ý về nhiệt độ RAM máy tính, cách kiểm tra nhiệt độ RAM máy tính

You might also like